Trẻ em hôm nay là tương lai của đất nước mai sau. Vì vậy, việc những “hạt giống” đó và chăm sóc chúng lớn mạnh, phát triển toàn diện là một trong những là nhiệm vụ quan trọng cần được thực hiện. Khi thế giới ngày càng phẳng và sự khác biệt về văn hóa – xã hội của mỗi vùng/miền, thậm chí là của mỗi quốc gia ngày càng thu hẹp dần khoảng cách, việc trẻ em trở thành nạn nhân của những vụ bạo lực tình dục cũng ngày càng gia tăng. Bài viết này chúng tôi sẽ tổng hợp một số kiến thức cơ bản về vấn đề “Xâm hại tình dục trẻ em (XHTDTE)”.

1. Trẻ em là người bao nhiêu tuổi

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành (Điều 1 Luật trẻ em 2016) thì trẻ em là người dưới 16 tuổi.

2. XHTDTE bao gồm những hành vi nào

    2.1. Nhóm 1: XHTDTE bằng hành vi tiếp xúc cơ thể

  1. Đưa bộ phận sinh dục của mình xâm nhập vào bộ phận sinh dục của trẻ (với bất kỳ mức độ xâm nhập nào). Trong trường hợp giao cấu với trẻ dưới 10 tuổi được xác định là đã thực hiện hành vi XHTD mà không phụ thuộc vào việc đã xâm nhập hay chưa.
  2. Đưa bộ phận sinh dục nam xâm nhập vào miệng, hậu môn của trẻ (trẻ nam, trẻ nữ).
  3. Dùng bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: ngón tay, ngon chân, lưỡi…), dụng cụ tình dục xâm nhập vào bộ phận sinh dục của trẻ em nữ, hậu môn của trẻ em (nam hoặc nữ).
  4. Dùng bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát…) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của trẻ.
  5. Dùng bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: tay, chân, miệng, lưỡi…) tiếp xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, liếm…) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của trẻ.
  6. Dùng dụng cụ tình dục tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát…) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của trẻ.
  7. Dụ dỗ, ép buộc trẻ dùng bộ phận khác trên cơ thể của trẻ em tiếp xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, liếm…) với bộ phận nhạy cảm của người phạm tội hoặc người khác.
  8. Các hành vi khác có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục (ví dụ: hôn vào miệng, cổ, tai, gáy…của trẻ)

Bộ phận riêng tư của trẻ (Nguồn: Cẩm nang hướng dẫn cho cha mẹ, người chăm sóc phòng chống XHTDTE của Hội Bảo vệ Quyền Trẻ em Việt Nam (VACR) và Viện nghiên cứu và phát triển bền vững (MSD))

    2.2. Nhóm 2: XHTDTE bằng hành vi tiếp xúc cơ thể

  1. Dùng cử chỉ, hành động, lời nói, chữ viết, ký hiệu, hình ảnh, âm thanh nhằm kích thích tình dục trẻ.
  2. Phô bày bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, khỏa thân, thoát y hoặc thực hiện các động tác mô phỏng hoạt động tình dục (bao gồm giao cấu, thủ dâm và các hành vi tình dục khác dưới mọi hình thức.
  3. Trực tiếp trình diễn khiêu dâm trước mặt trẻ hoặc dụ dỗ trẻ trực tiếp trình diễn khiêu dâm
  4. Chiếu trực tiếp cảnh trình diễn khiêu dâm có sự tham gia của trẻ.
  5. Dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ khỏa thân và truyền tải âm thanh, hình ảnh đó qua internet.
  6. Trình chiếu các ấn phẩm đồi trụy có sử dụng trẻ hoặc hình ảnh mô phỏng trẻ (hoạt hình, nhân vật được tạo ra bằng công nghệ số).
  7. Mô tả bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của con người với trẻ (trừ trường hợp người làm việc đó thực hiện việc này theo chức năng, nghiệp vụ chuyên môn của mình nhằm mục đích giáo dục, khám chữa bệnh, chăm sóc y tế).
  8. Gửi cho trẻ các hình ảnh, phi, trang web có nội dung đồi trụy, khiêu dâm qua điện thoại, mạng xã hội.
  9. Dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ khỏa thân và phát âm thanh, hình ảnh qua môi trường mạng
  10. Sử dụng hình ảnh quay cơ thể trẻ phát tán trên mạng xã hội, các diễn đan, website khiêu dâm.
  11. Cho trẻ xem các hoạt động trình diễn khiêu dâm trực tuyến.

3. Đối tượng trẻ em nào có nguy cơ bị XHTD

Việc XHTD có thể xảy ra với bất kỳ trẻ nào, ở bất kỳ thời điểm nào và ở bất kỳ địa điểm nào. Mọi trẻ em, không phân biệt giới tính, độ tuổi đều có thể bị XHTD. Đặc biệt, trẻ khuyết tật có nguy cơ bị XHTD cao gấp 4 lần so với trẻ không khuyết tật (theo số liệu của tổ chức y tế thế giới WHO). Tuy nhiên trẻ dưới 13 tuổi là nhóm có nguy cơ bị XHTD cao, gần 45%.

4. Đối tượng có thể thực hiện hành vi XHTDTE

Thủ phạm XHTDTE có thể là bất cứ ai: nam giới, nữ giới, người đồng tính, song tính, chuyển giới …. Tuy nhiên thủ phạm là nam giới chiếm 95% các vụ việc XHTDTE.

Trong các vụ XHTDTE, đối tượng thực hiện hành vi XHTDTE thường là:

  1. Người quen, hàng xóm chiếm 59,4%
  2. Người thân trong gia đình chiếu 21,3%, trong đó bổ đẻ là 5,73%, bố dượng là 5,07%, người thân khác là 10,5%
  3. Giáo viên, nhân viên nhà trường chiếm 6,15%
  4. Các nhóm khác là 13,15%

Bất kể là người giàu hay nghèo; có học thức, có địa vị cao hay không, ở lứa tuổi thành niên hay chưa thành niên, dù là người thân quen hay người thì đều có khả năng trở thành thủ phạm XHTDTE. Tuy nhiên đa phần thủ phạm là người quen, có mối quan hệ quen biết, thân thiết, tin cậy với trẻ, với gia đình trẻ và một số trường hợp là chính người thân trong gia đình.

5. Một số dấu hiệu chung của thủ phạm XHTDTE

  1. Tỏ ra yêu quý, bế ẵm, thân mật với trẻ một cách khác thường.
  2. Tạo mọi lý do để ở một mình với trẻ em.
  3. Dụ dỗ, rủ rê hoặc làm thân trẻ bằng cách tặng quà riêng, đối xử với một em nào đó đặt biệt hơn trẻ em khác.
  4. Tạo bí mật riêng với trẻ và yêu cầu trẻ không nói với ai.
  5. Bất ngờ vào phòng trẻ, ngắm trẻ ngủ mà không có lý do chính đáng nào.
  6. Hay đòi ngủ chung, tắm chung, ở chùng phòng với trẻ.
  7. Ghen tuông khi trẻ thân mật với người khác.
  8. Có những dấu hiệu rối nhiều tình dục (hững hờ tình dục, lảng tránh quan hệ tình dục với vợ/chồng của mình…).
  9. Hãy vào mạng xem những trang tình dục đen, tình dục trẻ em, tình dục đồng giới, xem tranh ảnh khỏa thân, phim tình dục.
  10. Đã từng thực hiện các hành vi XHTDTE.

Trên đây là một số kiến thức cơ bản về XHTDTE. Tại bài viết sau, chúng tôi sẽ phân tích về các thủ đoạn của thủ phạm XHTDTE và tâm lý của trẻ em khi bị XHTD.

 


Bài viết được sưu tầm bởi Ban biên tập On Point HRB Việt Nam.