Nhật Bản là quốc gia sở hữu GDP lớn thứ ba trên thế giới và được xem là theo kiểu mẫu. Hiệu quả kinh tế và con đường tăng trưởng thay đổi theo thời gian, tuy nhiên, vai trò của một trong những nền kinh tế ‘thống trị’ xoay vòng giữa Nhật Bản. Chính cách quản lý nhân sự của người Nhật là một trong những lý do mang tới sự thành công này. Bằng cách nâng cao năng suất lao động của toàn bộ đội ngũ công nhân viên, họ luôn đạt được mục tiêu hàng đầu là nâng cao hiệu quả làm việc trong doanh nghiệp.
I. Người Nhật quản lý đội ngũ nhân sự của họ như thế nào?
Nhật Bản là một quốc gia có nền văn hoá truyền thống lâu đời. Truyền thống phong phú và phức tạp đã ảnh hưởng đến cách quản lý nhân sự tại Nhật. Một số đặc điểm tiêu biểu của cách quản trị nhân sự tại Nhật Bản bao gồm: việc làm trọn đời, chế độ phúc lợi và thăng tiến dựa theo thâm niên công tác, và tình đoàn kết doanh nghiệp. Người Nhật tin rằng một người trở nên hạnh phúc bằng cách làm việc chăm chỉ. Cam kết trọn đời của họ đối với các công ty thực sự khó có thể bị sao chép bởi những người không phải là người Nhật lớn lên trong các nền văn hóa khác hoặc đã có kinh nghiệm làm việc trước đây bên ngoài Nhật Bản.
Trong những năm gần đây, dường như có một sự tập trung lớn vào việc khắc phục sự mất đoàn kết, vì vậy thị trường cho các giải pháp phúc lợi và tương tác đang phát triển và áp dụng các xu hướng số hóa nhân sự. Và các công ty Nhật Bản sẽ chuyển mình nhanh chóng trong những năm tiếp theo.
Trong khi đó, văn hóa làm việc của người Nhật có nhiều nền tảng và bài học tích cực để dạy chúng ta cách quản lý nguồn nhân lực. Lịch sự là một trong những đặc trưng của văn hóa Nhật Bản; Làm việc theo nhóm với các đồng nghiệp rất hỗ trợ là sức mạnh của họ; Giao lưu với đồng nghiệp là tạo ra các mối quan hệ bền chặt hơn trong văn phòng; Sự đồng thuận trong việc ra quyết định luôn diễn ra trong khi đưa ra bất kỳ quyết định nào; Tập trung vào quy hoạch, quy trình và các chi tiết nhỏ đang nâng cao chất lượng; Tăng trách nhiệm với nhân viên góp phần vào tiềm năng của người lao động cấp cao và giúp tận dụng các kỹ năng độc đáo của họ.
Tìm hiểu thêm tại các sự kiện ngoại tuyến được tổ chức cho những người hành nghề nhân sự cấp cao, nơi bạn có thể nghe những hiểu biết và xu hướng có giá trị từ các nhà lãnh đạo trong ngành để giữ cho doanh nghiệp của bạn luôn cập nhật và làm cho nó phát triển mạnh mẽ.
II. Ta học hỏi được gì từ cách quản lý nhân sự của người Nhật?
- Lãnh đạo luôn phải quan tâm và lắng nghe nhân viên
Trong một doanh nghiệp, bất kể nhân viên nào cũng đều muốn nhận được sự quan tâm từ phía nhà lãnh đạo. Vậy tại sao nhà quản lý không hỏi han nhân viên của mình bằng một câu đơn giản như “Tôi có thể giúp gì cho bạn không?” chứ đừng chỉ đưa ra những yêu cầu và bắt nhân viên của mình thực hiện.
Nhân viên sẽ cảm thấy họ thật sự được coi trọng khi mà người đứng đầu công ty bày tỏ sự quan tâm đến công việc hoặc đôi khi chỉ là những lời thăm hỏi nhỏ. Đây là cách người Nhật ứng xử với nhân viên của họ, khiến họ luôn có một thái độ tích cực, hăng say, lạc quan và nghiêm túc thực hiện những gì họ đã được giao.
- Tất cả mọi người đều có quyền được nêu lên ý kiến cá nhân
Không chỉ trong các doanh nghiệp mà ở khắp nơi thì mọi người cũng đều có quyền bình đẳng. Do đó, các nhà quản lý hãy để cho nhân viên của bạn được nói lên ý kiến của bản thân dù đó có là vấn đề nhỏ nhặt nhất trong công ty mình.
Nhân viên là người làm công việc hàng ngày của bạn và họ là người nắm rõ vấn đề nhất. Bạn sẽ có thể nhanh chóng giải quyết và tìm được những giải pháp thích hợp nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như sản phẩm của mình nếu biết lắng nghe quan điểm và ý kiến của nhân viên đề ra.
Chính nhờ bí quyết vàng này mà người Nhật không chỉ đạt được hiệu quả cao trong công việc mà còn để tạo nên mối quan hệ bền vững giữa lãnh đạo và nhân viên.
- Phát triển cách làm việc nhóm và phối hợp giữa các bộ phận
Để tăng sự tương tác và gắn kết các nhóm trong công ty với nhau, các nhà quản lý nhân sự Nhật Bản thường áp dụng phương pháp làm việc theo nhóm. Thay vì chỉ quan tâm đến nhiệm vụ của bản thân, các nhân viên sẽ tích cực hơn trong các nhiệm vụ của nhóm. Điều này giúp các nhân viên chia sẻ, trao đổi với nhau nhiều hơn, tạo nên sự gắn bó giữa các phòng ban, giữa nhân viên và lãnh đạo.
Bên cạnh đó, việc phối hợp tốt giữa bộ phận của mình và những bộ phận khác là một trong những chức năng quan trọng của nhà quản lý doanh nghiệp bởi sức mạnh của những cá nhân khi gắn kết lại sẽ tạo nên một sức mạnh tập thể phi thường.
- Luôn hướng đến môi trường làm việc tin tưởng lẫn nhau
Khi làm việc trong một môi trường có sự hợp tác giữa các đồng nghiệp, giữa nhân viên với lãnh đạo sẽ khiến nhân sự của bạn cảm thấy thoải mái, mong muốn tiếp tục cống hiến và gắn kết lâu dài với công ty cũng như tăng thêm tinh thần làm việc của tập thể. Chính điều này góp phần làm hạn chế sự di chuyển và tăng cường khả năng ổn định lao động. Nếu muốn doanh nghiệp phát triển bền vững thì việc quản lý nhân sự và xây dựng mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên là yếu tố vô cùng cần thiết.
- Quyết định bằng sự đồng thuận
Trong kinh doanh và giao tiếp hằng ngày, người Nhật rất chú trọng đến việc quyết định thông qua sự đồng thuận, mọi người trong công ty phải có tiếng nói thống nhất về những mục tiêu và quyết định của công ty để tránh gây nên xung đột. Hệ thống đồng thuận này được biết đến như là “hệ thống ringi” và là một trong những cách thức quản trị nhân sự hiệu quả nhất ở Nhật Bản. Các quyết định được đưa ra theo một quy trình có cấu trúc, logic và được tính toán kỹ lưỡng đến những tác động dài hạn nhiều hơn là các ảnh hưởng trước mắt.
Ghi chú: Bài viết được Ban biên tập On Point HRB Việt Nam tổng hợp