I. Mô hình quản trị chiến lược
1. Tầm quan trọng của mô hình
Quản trị chiến lược được nghiên cứu và áp dụng thông qua những mô hình cụ thể. Mỗi một mô hình sẽ thể hiện một quá trình quản lý khác nhau. Mô hình này sẽ cung cấp thông tin và các phương pháp cơ bản để dễ dàng thiết lập, hành động và đánh giá chiến lược.
Qua việc thành lập mô hình sẽ giúp các công ty nhìn rõ ràng kế hoạch và sửa đổi kịp thời những nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược chung. Đây được xem là một quá trình phức tạp và liên tục. Nó cần có sự hợp tác từ các nhà quản trị và ban quản lý cấp cao.
2. Các bước xây dựng mô hình
(Mô hình chi tiết của quản trị chiến lược)
Để triển khai được tổng quan mô hình quản lý chiến lược cần chuẩn bị theo từng bước sau:
Bước 1: xác định rõ ràng mục tiêu của bạn và nhiệm vụ cụ thể mà công ty đang hướng. Nghiên cứu lại quan điểm kinh doanh của doanh nghiệp
Bước 2: Phân tích thị trường mà doanh nghiệp hướng tới. Điều này giúp người quản lý xác định lại cơ hội hay mối đe dọa xuất hiện trong giai đoạn thực thi
Bước 3: Phân tích nội bộ công ty. Nắm bắt được điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh là yếu tố nền tảng quan trọng
Bước 4: Xem xét lại mục tiêu của mình và nhiệm vụ trong thời kỳ áp dụng chiến lược. Bước này có mục đích đối chiếu lại trên cơ sở nghiên cứu ở bước 2 và 3 để định hướng phù hợp nhất
Bước 5: Lựa chọn và xác định chiến lược kinh doanh. Tùy theo phương pháp quản trị chiến lược cụ thể mà doanh nghiệp đánh giá để quyết định chọn phương án tối ưu nhất
Bước 6: Tiến hành phân bổ các nguồn lực sản xuất cần thiết. Công đoạn này sẽ dựa trên thực tế quá trình thực hiện chiến lược cụ thể
Bước 7: Xây dựng chính sách kinh doanh sao cho phù hợp với chiến lược của tổ chức, phải được thay đổi theo từng bộ phận như Marketing, sản xuất, sản phẩm…
Bước 8: Mở rộng và triển khai các kế hoạch ngắn hạn
Bước 9: Phân tích, đánh giá và sửa đổi khi thực hiện các chiến lược kinh doanh.
II.Quy trình quản trị chiến lược
Có năm bước quy trình quản lý chiến lược mà doanh nghiệp cần phải tuân theo:
(Quy trình quản trị chiến lược)
Bước 1: Thiết lập mục tiêu
Mục đích của việc thiết lập mục tiêu là làm rõ tầm nhìn cho doanh nghiệp. Ở giai đoạn này, doanh nghiệp cần xác định ba khía cạnh chính: Thứ nhất, xác định sứ mệnh và mục tiêu của doanh nghiệp. Trong đó sứ mệnh mô tả các giá trị và nguyện vọng của doanh nghiệp; và chỉ ra hướng mà quản lý cấp cao đang đi. Mục tiêu là những mục đích mong muốn đạt được thông qua các quy trình hoạt động thực tế của tổ chức (nên xác định cả mục tiêu ngắn hạn và dài hạn). Thứ hai, xác định quá trình làm thế nào để hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp. Cuối cùng, tùy chỉnh quy trình cho nhân viên, giao cho mỗi người một nhiệm vụ mà họ chắc chắn có thể hoàn thành tốt. Hãy ghi nhớ trong suốt quá trình này, các mục tiêu của doanh nghiệp phải chi tiết, thực tế và phù hợp với các giá trị trong tầm nhìn của doanh nghiệp.
Bước 2: Thu thập và phân tích thông tin
Phân tích là một giai đoạn then chốt vì thông tin thu được trong giai đoạn này sẽ định hình hai giai đoạn tiếp theo. Trong giai đoạn này, hãy thu thập càng nhiều thông tin và dữ liệu có liên quan để hoàn thành tầm nhìn của doanh nghiệp. Trọng tâm của phân tích phải là tìm hiểu nhu cầu của doanh nghiệp với tư cách là một thực thể bền vững, định hướng chiến lược của doanh nghiệp và xác định các sáng kiến sẽ giúp doanh nghiệp phát triển. Kiểm tra bất kỳ vấn đề bên ngoài hoặc bên trong nào có thể ảnh hưởng đến mục tiêu của doanh nghiệp. Đảm bảo xác định cả điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp của bạn cũng như bất kỳ mối đe dọa và cơ hội nào có thể phát sinh trong quá trình thực hiện chiến lược. Sau khi thực hiện quá trình phân tích môi trường, ban lãnh đạo nên đánh giá nó trên cơ sở liên tục và cố gắng cải thiện nó.
Bước 3: Xây dựng chiến lược
Bước đầu tiên trong việc hình thành một chiến lược là xem xét thông tin thu thập được từ việc hoàn thành phân tích. Xác định những nguồn lực mà doanh nghiệp hiện có có thể giúp đạt được các mục tiêu và mục tiêu đã xác định. Xác định bất kỳ lĩnh vực nào mà doanh nghiệp phải tìm kiếm các nguồn lực bên ngoài. Các vấn đề mà doanh nghiệp phải đối mặt nên được ưu tiên bởi tầm quan trọng của chúng đối với thành công của doanh nghiệp. Sau khi xác định xong những vấn đề này, hãy bắt đầu xây dựng chiến lược. Bởi vì các tình huống kinh doanh và kinh tế là linh hoạt, điều quan trọng trong giai đoạn này là phát triển các phương pháp tiếp cận thay thế nhắm mục tiêu từng bước của kế hoạch.
Bước 4: Thực hiện chiến lược
Việc thực hiện chiến lược thành công là rất quan trọng cho sự tồn tại cũng như phát triển bền vững của một doanh nghiệp. Đây là giai đoạn hành động của quá trình quản lý chiến lược. Thực hiện chiến lược có nghĩa là đưa chiến lược đã chọn của tổ chức vào hoạt động và làm cho nó hoạt động như dự định. Thực hiện chiến lược bao gồm thiết kế cấu trúc của tổ chức, phân phối nguồn lực, phát triển quy trình ra quyết định và quản lý hiệu quả nguồn nhân lực.
Bước 5: Đánh giá và kiểm soát
Đánh giá chiến lược là bước cuối cùng của quá trình quản lý chiến lược. Các hành động đánh giá và kiểm soát chiến lược bao gồm các phép đo hiệu suất, xem xét nhất quán các vấn đề bên trong và bên ngoài và thực hiện các hành động khắc phục khi cần thiết. Bất kỳ đánh giá thành công nào của chiến lược đều bắt đầu bằng việc xác định các thông số cần đo lường. Các thông số này phải phản ánh các mục tiêu đặt ra trong giai đoạn 1. Xác định tiến độ của bạn bằng cách đo lường kết quả thực tế so với kế hoạch.
Theo dõi các vấn đề bên trong và bên ngoài cũng sẽ cho phép doanh nghiệp phản ứng với bất kỳ thay đổi đáng kể nào trong môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu nhà quản trị chiến lược xác định rằng chiến lược không đưa doanh nghiệp đạt được mục tiêu đã đặt ra, hãy thực hiện các hành động khắc phục. Nếu những hành động khắc phục đó vẫn không thành công, thì hãy lặp lại quy trình quản lý chiến lược. Bởi vì các vấn đề bên trong và bên ngoài không ngừng phát triển và thay đổi, bất kỳ dữ liệu nào thu được trong giai đoạn này cần được giữ lại để giúp thực hiện bất kỳ chiến lược nào trong tương lai.
III. Mục đích của quản trị chiến lược
1. Tác động của việc thiếu quản trị chiến lược
Việc một công ty thiếu đi chiến lược trong kinh doanh gây lãng phí nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Sự bị động này về lâu dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của tổ chức.
Những nhà quản trị sẽ bị xoay vòng bởi những công việc như sản xuất, mua hàng, tìm kiếm khách, bán hàng, giao hàng, thu hồi công nợ, báo cáo… Những sự bất cập đó là nguyên nhân quản trị chiến lược ra đời. Nó giúp đặt ra những nhiệm vụ cụ thể, hoàn thành những mục tiêu của công ty trong ngắn hạn đề ra, cuối cùng là hoàn thiện sứ mệnh cuối cùng của công ty.
Đây được xem là bước tối ưu hóa công việc, giải quyết những rắc rối tồn đọng nhanh nhất nhờ vào sự chuẩn bị từ trước. Cũng chuẩn bị những biện pháp dự phòng để tránh bị động trước thị trường, đối thủ.
2. Mục đích quản trị chiến lược
Mục đích của quản trị chiến lược là xác định hướng đi rõ ràng và phối hợp các nguồn nhân lực một cách hiệu quả.
Mục tiêu dài hạn: Công ty sẽ lên chiến lược cho thời gian dài hơn 1 năm. Những mục tiêu được xem là kết quả cụ thể mà công ty đã đạt được trong thời gian làm việc. Mục đích lâu dài sẽ mang lại thành công cho doanh nghiệp. Bởi lẽ, chúng chỉ ra định hướng, hỗ trợ đánh giá, tìm ra ưu điểm, cải thiện sự phối hợp tập thể,… Đây là tiền đề cho những kế hoạch phát triển bền vững
Mục tiêu thường niên: Mục tiêu ngắn hạn mà doanh nghiệp chắc chắn phải đạt được. Mục tiêu ngắn thường được ấn định thời gian cụ thể, tính toán định lượng. Nó phát triển tương ứng với các bộ phận của tổ chức và được sắp xếp cẩn thận theo độ quan trọng
Ngắn hạn thì có vai trò to lớn đối với việc thực thi chiến lược. Trong khi đó, mục tiêu dài hạn đặc biệt quan trọng trong việc hoạch định chiến lược.
IV. Lợi ích từ quản trị chiến lược
Đem lại những góc nhìn xa hơn trong tương lai. Dự đoán xu hướng của thị trường, không giới hạn ở những việc xảy ra trong ngắn hạn.
Giúp công ty thực hiện tốt các mục tiêu của công ty được đề ra (đem về con số khả quan về lợi nhuận, trị giá cổ phiếu tăng trên thị trường chứng khoán…)
Đưa ra cái nhìn thực tế về các khó khăn trong vấn đề quản trị
Tối thiểu hóa những tác động đến từ sự thay đổi của môi trường
Cung cấp nền tảng cho việc quản lý trách nhiệm từng cá nhân
Am hiểu hơn về thị trường và chiến lược từ đối thủ cạnh tranh
Khiến từng nhân sự phối hợp thành một nỗ lực chung
Tạo một cơ sở chặt chẽ cho mọi người trong nội bộ công ty
Tạo nên sự kỷ luật chính thức đối với công tác quản trị.
V. Kết luận
Hiện nay, quản trị chiến lược trong kinh doanh được xem là công cụ cạnh tranh hiệu quả của các doanh nghiệp hay tổ chức. Trong xu hướng hội nhập kinh tế hiện nay, việc áp dụng một chiến lược kinh doanh đúng đắn sẽ mang lại thành công cho doanh nghiệp của bạn. On Point HRB hi vọng Hy vọng những thông tin trên đã mang đến cho bạn cái nhìn khách quan về quản trị chiến lược, ứng dụng cụ thể vào doanh nghiệp của mình.
Bài viết được thực hiện bởi BBT On Point HRB.